Vì một cộng đồng hưng thịnh

0949 600 555

 Logo Hưng Thịnh Land
chungcucaotang2
chungcucaotang2

Quy định về gian lánh nạn của các chung cư cao tầng

Gian lánh nạn cho các công trình chiều cao trên 100m.

Tuy quy chuẩn QCVN 04-1:2015/BXD hiện chưa áp dụng đối với các Công trình có chiều cao trên 100 m phải bố trí gian lánh nạn. Nhưng đối với Hưng Thịnh đã chấp nhận giảm diện tích thương phẩm (giảm lợi nhuận) để xin thẩm duyệt thi công GIAN LÁNH NẠN tại Tầng 19 của mỗi Block nhằm tối ưu hóa tính an toàn cho việc thoát nạn tại Tòa nhà. Vậy, ngoài thang bộ thoát hiểm, Q7 có thêm Gian lánh nạn.

Đối với nhà cao trên 100 m phải bố trí gian lánh nạn đáp ứng các yêu cầu sau:

– Các gian lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng;

– Các gian lánh nạn phải được bảo vệ bằng bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150 (150 giờ).

– Gian lánh nạn có diện tích đảm bảo đủ chứa ít nhất một nửa tổng số người của tất cả các tầng trên và tầng dưới của gian lánh nạn;

– Gian lánh nạn có cửa thông với buồng thang không nhiễm khói;

– Gian lánh nạn có trang thiết bị chống cháy riêng gồm: thiết bị chống tụ khói, họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chiếu sáng sự cố, điện thoại liên lạc với bên ngoài, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn…

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm gian lánh nạn.

“Đối với công trình chung cư cao trên 100m phải xây dựng các tầng lánh nạn, bãi đỗ trực thăng để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy…”- Đó là ý kiến đề xuất của Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM.

Mới đây, tại TP. HCM, đã diễn ra Hội nghị về công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các công trình nhà ở chung cư trên địa bàn TP.HCM. Nhiều đại biểu cho rằng thời gian gần đây một số chủ đầu tư cho cư dân vào ở khi chưa hoàn thiện hệ thống PCCC là hết sức nguy hiểm, cần phải xứ lý nghiêm.

Theo báo cáo của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 34 vụ cháy công trình nhà cao tầng, chung cư. Nguyên nhân cháy chủ yếu do sử dụng thiết bị điện không an toàn.

“Thời gian gần đây chúng tôi phát hiện rất nhiều công trình nhà chung cư chưa được nghiệm thu đã cho cư dân vào ở. Điều này hết sức nguy hiểm”, Đại tá Trần Thanh Châu – Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM thông tin.

Quy định về gian lánh nạn của các chung cư cao tầng

Ảnh minh họa

Đại tá Châu dẫn chứng những vụ cháy chung cư gây nguy hiểm đến an toàn cư dân như cháy chung cư: 09 Phạm Phú Thứ (quận Tân Bình); Chung cư Plaza Hoàng Quân (huyện Bình Chánh); Chung cư Cao Ốc Xanh (quận 9); Chung cư Viên Ngọc Phương Nam (quận 8)…

Bên cạnh đó, TP.HCM còn rất nhiều chung cư được xây dựng trước năm 1975 đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng; chung cư xây dựng khi có Luật PCCC năm 2001 chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định và hiện trạng không đảm bảo an toàn về PCCC, không có ban quản trị, phí bảo trì…

Theo đại tá Châu, giải pháp trước mắt điều chỉnh lại một số quy chuẩn, tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đối với một số công trình nhà ở chung cư. Bắt buộc các chung cư cao tầng phải kết nối với Trung tâm báo cháy của Cảnh sát PCCC TP HCM.

Đại tá Châu cho biết, lâu nay đối với tòa nhà cao hơn 23 tầng phải xây dựng lối thoát hiểm và thanh máy dành riêng cho việc cứu nạn và chữa cháy. Tuy nhiên, sắp tới Cảnh sát PCCC sẽ tiếp tục đề xuất đối với công trình chung cư cao trên 100m phải xây dựng các tầng lánh nạn, bãi đỗ trực thăng để phục vụ công tác PCCC.

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho biết, nguy cơ mất an toàn PCCC tại các tòa nhà chung cư, nhất là các chung cư cũ. Vì xây dựng từ lâu nên hầu hết chung cư cũ có quy mô nhỏ, hệ thống PCCC không đáp ứng được so với các yêu cầu hiện tại, không được bảo trì định kỳ. Một số căn hộ trước đây là văn phòng, trụ sở công ty nên không đảm bảo về PCCC khi người dân vào ở.

Do vậy, ông Tuấn cho hay cần phải khảo sát để đánh giá mức độ xuống cấp từ đó tháo dỡ hay chuyển đổi công năng sử dụng cho phù hợp. Với các chung cư mới xây, việc phòng cháy cũng không kém phần quan trọng, phải kiểm tra, bảo trì hệ thống PCCC định kỳ. Đồng thời, ban quản lý phải cương quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang, lối đi, lối thoát hiểm…

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng thời gian gần đây một số chủ đầu tư cho cư dân vào ở khi chưa hoàn thiện hệ thống PCCC là hết sức nguy hiểm, cần phải xứ lý nghiêm.

Ngoài ra, các chung cư cao tầng được cấp phép xây dựng trong hẻm cũng tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, thoát hiểm cho cư dân. Có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch thiếu đường dành cho xe chữa cháy vào chung cư khi xảy ra sự cố cháy.

PV (t/h)

5/5 - (1 bình chọn)

NHẬN BẢNG GIÁ


    *Lưu ý: Thông tin sẽ được bảo mật