Đầu quý 3/2018, tập đoàn Hưng Thịnh vửa giới thiệu vào thị trường một siêu phẩm đất nền nhà phố trong sân Golf lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đó chính là Biên Hòa Newcity, trước đây thì chỉ có biệt thự sân Golf, chứ chưa từng có nhà phố sân Golf, dự án đã tạo nên một cơn sốt đất nền khu đông, một làn sóng trỗi dậy mạnh mẽ của đất nền vùng vê tịnh thành phố HCM, ngoài những tính năng ưu việt hơn hẳn như:
- Bao bọc 3 mặt là sông, không khí trong lành, mát mẻ quanh năm
- Một mặt là cổng chính sân golf nên an ninh, tan toàn tuyệt đối còn hơn hẳn khu Compoud
Ngoài ra, mấu chốt từ sức hút mãnh liệt của Biên Hòa New City đến từ việc dự án nằm trong vùng tứ giác kinh tế trong điểm bao gồm: TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa/Vũng Tàu.. Các chuyên gia đánh giá đây là khu vực có tốc độ phát triển bất động sản ở nhiều phân khúc lớn nhỏ sôi động nhất phía Nam.
CÁC ĐIỂM NHẤN HẠ TẦNG Ở KHU VỰC
Đồng Nai thành tiểu vùng đô thị trung tâm
Vùng TP Hồ Chí Minh gồm 8 tỉnh, thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước và Tiền Giang. Trong đó, Đồng Nai sẽ trở thành tiểu vùng đô thị trung tâm.
Thành phố Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng và là trung tâm tiếp vận phía Đông của vùng TP Hồ Chí Minh; đồng thời là trung tâm cấp vùng về dịch vụ đa lĩnh vực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ đô thị, trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ, thương mại, tài chính.
Huyện Nhơn Trạch sẽ thành đô thị loại II và là trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, trung tâm dịch vụ logistics vùng, đầu mối giao thông, trung tâm giải trí du lịch sinh thái.
Huyện Long Thành là đô thị loại III – một trung tâm thương mại, tài chính cấp vùng, trung tâm dịch vụ Logistics cấp quốc gia. Huyện Trảng Bom sẽ phát triển thành đô thị loại III kho vận, du lịch sinh thái cấp vùng.
Khu vực Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú Định Quán và một phần huyện Vĩnh Cửu sẽ là cực tăng trưởng trên hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51.
Chính thức kéo dài tuyến Metro số 1 đến Bình Dương và Đồng Nai
UBND TP.HCM đã chấp thuận phương án hướng tuyến đường sắt đô thị kết nối từ ga Suối Tiên của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đến Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai và Dĩ An của tỉnh Bình Dương
Về chi phí xây dựng, theo tính toán sơ bộ của nhóm nghiên cứu Nhật Bản, tổng chi phí để kéo dài metro từ TP.HCM về Bình Dương và Đồng Nai là khoảng 21.234 tỉ đồng.
Khởi công đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn trong năm 2018
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai trước dự án thành phần 1, đường vành đai 3 – TP.HCM.
Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B.
Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km. Sau khi được Chính phủ chấp thuận sẽ đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn với Chính phủ Hàn Quốc và triển khai các công việc tiếp theo.
Còn dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) dài 8,96km, đầu tư theo hình thức BOT. Nếu không phát sinh vướng mắc lớn, dự kiến có thể khởi công các dự án thành phần 1A và 1B vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019.
Giai đoạn 2 chia thành hai dự án thành phần 2A và 2B, dài 16,59km. Trong đó, đoạn 2A (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B) dài 5,39km, dự tính có phương án bổ sung vào dự án thành phần 1B nói trên. Còn đoạn 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn) dài 11,2km, hiện đang kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.
Tiếp tục thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành có 11 gói thầu
- 3 gói thầu nguồn vốn JICA gồm J1, J2, J3 (gói thầu J2 đã hoàn thành vào tháng 8/2017)
- 3 gói A5, A6, A7 đã triển khai thi công từ tháng 10/2017, dự kiến cuối năm 2020 sẽ thông xe
- 4 gói thầu nhánh phía Tây nguồn vốn ADB (nút giao Tân Tạo đến cao tốc Trung Lương) được khởi công tháng 3/2015 theo kế hoạch sẽ thông xe kỹ thuật giữa năm 2018
- Theo kế hoạch dự kiến thông xe đoạn phía Tây của cao tốc Bến Lức – Long Thành vào năm 2018, đẩy mạnh để hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020.
Chuẩn bị xây đoạn nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Bộ Giao thông – Vận tải vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu và huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn nối từ nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài 13 km, với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
Đây là dự án kết nối giữa 2 tuyến đường VEC đang đầu tư, vận hành khai thác nên sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý, đầu tư, vận hành khai thác về sau.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ giải phóng mặt bằng năm 2019
Tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nằm trong đoạn ưu tiên xây dựng thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2017.
Dự kiến đầu tháng 5/2018, dự án này sẽ được phê duyệt và nguồn vốn bố trí cho dự án đã sẵn sàng. Theo tính toán của Bộ Giao thông – vận tải, để kịp tiến độ giải ngân nguồn vốn thì đầu năm 2019 phải triển khai cho được việc giải phóng mặt bằng.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Dự kiến khởi công xây dựng sân bay Long Thành vào cuối năm 2019.
“Dự án tổng thể phải được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019, trước đó phải trình Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chính phủ để cho ý kiến..”
Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ trở thành cửa ngõ hàng không lớn nhất ở khu vực phía nam, đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách, hàng hoá phục vụ cho khu vực động lực kinh tế Nam Bộ, trong đó có TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành còn giúp giảm tải cho Tân Sơn Nhất vốn đang bị quá tải.
Cầu An Hảo kết nối trung tâm Biên Hòa với Quốc lộ 1, Quốc lộ 51
Trước đây các loại phương tiện từ Trung tâm Biên Hòa ra QL1, QL51 phải mất gần 30 phút nhưng nay có cây cầu này kết nối đã rút ngắn thời gian chỉ còn từ 5-10 phút. Đây là một hiệu quả thực tế rất quan trọng.
Đây là gói thầu thuộc hạng mục bổ sung vào Dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu. Thời gian qua các hạng mục bổ sung vào dự án đã được triển khai gồm: cầu An Hảo, xây dựng hầm chui Vũng Tàu, cầu vượt Amata, hầm chui Tam Hiệp… hoàn thành đã góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn hành trình và kết nối các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM trên QL1.
Nghiên cứu xây cầu thay thế phà Cát Lái
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương hồi tháng 5/2017, TP.HCM khẩn trương bắt tay nghiên cứu thực hiện dự án xây cầu Cát Lái, mở rộng đường Nguyễn Thị Định cùng các đường khác để tháo gỡ tình trạng ùn tắc quanh khu vực cảng Cát Lái. Đến nay các nhà đầu tư đã trình hai phương án, song phát sinh vốn để giải tỏa mặt bằng, làm thêm đường… nên kế hoạch có thể bị kéo dài.
Dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội hoàn chỉnh vào cuối năm 2018
BẢN ĐỒ MÔ TẢ HẠ TẦNG KHU VỰC (HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI)
Tình hình đặt chổ thực tế tại Biên Hòa Hưng Thịnh New City trong tuần qua
Hơn 90% số lượng sản phẩm đã được đặt ưu tiên 1
Hơn 50% số lượng sản phẩm đã được đặt ưu tiên 2
Điều này cho thấy sức hút mãnh liệt từ dự án, tiềm năng phát triển của dự án đang được rất nhiều người kỳ vọng!