Vì một cộng đồng hưng thịnh

0949 600 555

 Logo Hưng Thịnh Land
Ban do Ha Noi
Ban do Ha Noi

Danh sách căn hộ chung cư tại Thủ Đô Hà Nội

Giới thiệu về Thủ Đô Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn thứ 2 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.742.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 8 triệu người. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là “Tiểu Paris Phương Đông” thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Tên gọi

“Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (Tây lịch năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” chữ Hán là “河內”, nghĩa mặt chữ là bên trong sông, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.

Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức.

Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội.

Năm 1890, phủ Lý Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.

Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”. Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là “河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內” (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội. “Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.

Địa lý

Vị trí, địa hình

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)… Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:

  • Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Thủy văn

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yênrồi xuôi về Nam Định, thành phố có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời nhà Trần. Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,… Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,… là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự (xem ảnh). Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ… Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.

Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo PGS-TS Trần Đức Hạ – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam, lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m3/ngày (2015). Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử lý. Nó bị ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng. Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội

Tên Dân số (người)2013 Hành chính
Quận (12)
Ba Đình 225.910 14 phường
Bắc Từ Liêm 232.894 13 phường
Cầu Giấy 260.643 8 phường
Đống Đa 410.117 21 phường
Hà Đông 260.136 17 phường
Hai Bà Trưng 370.726 20 phường
Hoàn Kiếm 147.334 18 phường
Hoàng Mai 380.509 14 phường
Long Biên 271.913 14 phường
Nam Từ Liêm 232.894 10 phường
Tây Hồ 130.639 8 phường
Thanh Xuân 223.694 11 phường
Thị xã (1)
Sơn Tây 125.749 9 phường, 6 xã
Huyện (17)
Tên Dân số (người)2013 Hành chính
Ba Vì 246.120 1 thị trấn, 30 xã
Chương Mỹ 267.359 2 thị trấn, 30 xã
Đan Phượng 142.480 1 thị trấn, 15 xã
Đông Anh 333.337 1 thị trấn, 23 xã
Gia Lâm 251.735 2 thị trấn, 20 xã
Hoài Đức 191.106 1 thị trấn, 19 xã
Mê Linh 191.490 2 thị trấn, 16 xã
Mỹ Đức 169.999 1 thị trấn, 21 xã
Phú Xuyên 181.388 2 thị trấn, 26 xã
Phúc Thọ 159.484 1 thị trấn, 22 xã
Quốc Oai 160.190 1 thị trấn, 20 xã
Sóc Sơn 282.536 1 thị trấn, 25 xã
Thạch Thất 177.545 1 thị trấn, 22 xã
Thanh Oai 167.250 1 thị trấn, 20 xã
Thanh Trì 198.706 1 thị trấn, 15 xã
Thường Tín 219.248 1 thị trấn, 28 xã
Ứng Hòa 182.008 1 thị trấn, 28 xã
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Du lịch

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống… Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc.[91] Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.[92] Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Một trong các bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan nhất là Bảo tàng dân tộc học. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.

Theo thống kê năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng. Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3–5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 11 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, Crown Plaza, Marriot, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.

Du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, tiêu cực. Trang Lonely Planet cảnh báo tình trạng du khách nước ngoài bị taxi và xe buýt lừa đến một số khách sạn giả danh và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm du khách đồng tính nam có thể bị mời mọc vào những quán karaoke, nơi hóa đơn thanh toán cho một vài đồ uống có thể tới 100 USD hoặc hơn.

Giao thông

Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Thanh Xuân được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự.[96] Ngoài ra, Hà Nội còn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam và rẽ quốc lộ 21 đi Nam Định, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 17 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.

Ngoài ra, Hà Nội còn có các nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân-Cầu Giẽ, ngoài ra các tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên Hà Nội-Hòa Bình cũng đang trong quá trình xây dựng. Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy –, và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố.[97] Lại thêm khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông hiện nay chưa nghiêm, việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi tùy tiện. Giáo sư Seymour Papert – nhà khoa học máy tính từ Viện Công nghệ Massachusetts bị tai nạn ở Hà Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu tả giao thông của thành phố như một ví dụ minh họa cho giả thuyết về “hành vi hợp trội”, phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp.[99] Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.

Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại.[100] Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng dự báo tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ hết tình trạng ùn tắc giao thông.[101] Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4 triệu. Trong 11 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương.

Nhà ở

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã khiến người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo số liệu năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở.

Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội.

Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm [cần dẫn nguồn]. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính. Bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại bãi An Dương, dải đất giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống trong những ngôi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trước, không có điện, không có trường học và không được chăm sóc về y tế.

Việc chia các đất công cũng gây bức xúc dư luận. Như năm 2006, báo chí đặt vấn đề về “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỷ đồng do quyết định duyệt giá đất của ủy ban nhân dân TP Hà Nội”

(theo wikipedia)

Danh sách các dự án căn hộ chung cư tại Hà Nội

Star AD1
134 Quan Thanh
Alphanam New Park City
An Bình Tower
Anland Complex
Apex Tower
Asia Tower
Atlanta Residence
AZ Lâm Viên Complex
AZ Vân Canh Tower
Bắc Hà Phùng Khoang
Bắc Hà Trung Văn
Bảo An Tower
Berriver Long Biên – Thành phố ven sông
BIDV Tower
BIDV Tower Hà Nội
Biệt thự Berjaya – Garden Villas
Biệt thự phố cổ 33 Đường Thành
Booyoung Vina
Bright City
BrightCity – cho mỗi ngày vui, cho vạn ngày nhớ
Calidas Landmark 72 – Biểu tượng mới của Hà Nội
Canal Park
Candeo Hotels Hà Nội
Capital Garden
Capital Tower
Cầu Giấy Center Point
CC6 Linh Đàm
CCV Building – 164 Khuất Duy Tiến
CCV Building – Phong cách hiện đại, tinh thần Việt Nam
Central Linh Đàm Plaza
CEO Tower
Chelsea Park
Chung cư 125 Hoàng Ngân
Chung cư 219 Trung Kính
Chung cư 317 Trường Chinh
Chung cư 87 Lĩnh Nam
Chung cư cao cấp CT5 Văn Khê
Chung cư CT36 – Dream Home
Chung cư Đoàn Ngoại Giao
Chung cư Hateco Xuân Phương
Chung cư Helios Tower – 75 Tam Trinh
Chung cư HH4 – Linh Đàm
Chung cư Intracom Riverside
Chung cư Lotus Lake view
Chung cư mini Cự Lộc
Chung Cư NO-08 Giang Biên Long Biên
Chung cư Smile Building
Chung cư Startup Tower
Chung cư X1-26 Liễu Giai
Chung cư Xuân Mai Park State
Ciputra International City
Ciputra Mall
Cityland Luxury Land
Cityland Sơn Đồng
Cleve – Ngôi sao rực sáng trong lòng thủ đô
Công viên công nghệ thông tin Hà Nội
Constrexim Complex
Cornerstone Building
Country House
Crowne Plaza West Hanoi
CT Number One
CT2A – Nét Âu trong lòng Hà Nội
Cụm công nghiệp Hà Bình Phương
Cụm công nghiệp Ninh Hiệp
Cụm công trình hỗn hợp NO5
D’. Jardin Royal
D’. Le Roi Soleil
D’. Palais de Louis – Kiệt tác vượt thời gian
D’. San Raffles
D’. Le Roi Soleil – Quảng An
Detech Tower
Diamond Building
Diamond Rice Flower
Discovery Complex
DMC Tower
Dolphin Plaza
Dream Town
Dự án ĐTM N1+N3, Khu Đô Thị Quốc Oai
Dự án Ellipse tower -110 Trần Phú
Dự án Hinode City
Ecohome 1
Ecolife Capitol
Euroland Residences
Eurowindow Multicomplex
Eurowindow Office Building
Five Star Kim Giang
Five Stars Kim Giang
Flamingo Tower
FLC Complex 36 Phạm Hùng
FLC Garden City
FLC Golfnet 1
FLC Green Home 18 Phạm Hùng
FLC Landmark Tower
FLC Star Tower
FPT Láng Hạ Building
Gamuda City – Nơi sức sống hội tụ
Garden Villas – Mái ấm hoàn hảo
Gelexia Riverside
Golden Land Building
Golden Metropolitan
Golden Palace
Golden Silk
Golden Westlake
Goldmark City
Grand Plaza Tower
Green Life Tower
Green Park Tower
Green Pearl 378 Minh Khai
Green Stars – sống an nhiên
Hà Đô Park View
Hà Nội Garden City
Hà Nội Plaza Hotel
Hà Nội Time Towers
Hàn Việt Tower
Handi Resco Lê Văn Lương
Handico Tower
Hang Da Galleria
Hanoi City Complex
Hanoi Greenwich Village
Hanoi Landmark Tower
Happy House Garden
Hapro Center
Hapulico Complex
Harec Building
Hateco Hoàng Mai
Hei Tower – đẳng cấp tòa nhà xanh
Hesco Dominium
Hồ Cẩm Quỳ
Hồ Gươm Plaza – nơi cảm xúc bắt đầu
Hòa Bình Green City
Hoa Binh International Towers
Hoàng Cầu Skyline
Hoàng Gia Tower
Hoàng Lan Residences
Hoàng Thành Tower
Hong Ha Building
Hồng Hà Building
Hồng Hà Eco City
HUD Tower
HUD1-VNF1 Plaza
HUD3 – Hanel Building
Hyundai Hill State
ICC Commercial Center
IMG – Thăng Long Tower 2
Imperia Garden
Indochina Plaza Hà Nội
Intracom Building
Intracom Phú Diễn
Intracom Trung Văn
Intracom Vĩnh Ngọc
Intracom Xuân Phương
Itasco Tower
ITT Building
JW Marriott Hanoi
Khu biệt thự Hồ Yên Bài
Khu biệt thự Yên Bài 2B
Khu căn hộ A10-A14 Nam Trung Yên
Khu căn hộ Mipec Riverside
Khu căn hộ Tân Tây Đô
Khu căn hộ Tân Việt
Khu dân cư Tân lập
Khu đô thị AIC Mê Linh
Khu đô thị An Khánh An Thượng
Khu đô thị Bắc Mai Dịch
Khu đô thị Chi Đông
Khu đô thị Dầu khí Đức Giang
Khu đô thị Dịch Vọng
Khu đô thị Dịch vụ Tây Quốc Oai
Khu đô thị Dương Nội
Khu đô thị Hà Phong
Khu đô thị Hoàng Mai
Khu đô thị Kiến Hưng – Hà Đông
Khu đô thị Làng hoa Tiền Phong
Khu đô thị Làng Thời Đại
Khu đô thị mới CEO Mê Linh
Khu đô thị mới Cổ Nhuế
Khu đô thị mới Đặng Xá
Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch
Khu đô thị mới Phú Thịnh
Khu đô thị mới Tây Đô – Hoài Đức
Khu đô thị mới Tây Hồ Tây
Khu đô thị mới Văn Phú
Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì
Khu đô thị Nam An Khánh
Khu đô thị Nghĩa Đô
Khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp
Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 32
Khu đô thị Sinh thái Gamuda Gardens
Khu đô thị Tân Hoàng Mai
Khu đô thị Tân Tây Đô
Khu đô thị Tây Hồ Tây – Starlake Hà Nội
Khu đô thị Tây Tựu – Thượng Cát
Khu đô thị Trung Văn – Hancic
Khu đô thị Xuân Phương
Khu nhà ở Ciri An Khánh
Khu nhà ở Hoàng Vân
Khu nhà ở Lô 8.1 Mỹ Đình
Khu nhà ở tái định cư Phú Thượng
Khu nhà ở Thạch Bàn
Khu phố An Sinh
Khu phức hợp Vĩnh Tuy
Khu tập thể Kim Liên
Kinh Do Building
Kinh Do Tower
Kosmo Tây Hồ
Làng Việt kiều châu Âu
Lê Văn Lương Residential
Legend Tower
Licogi 13 Tower
Lilama Plaza
Lộc Ninh Singashine
Lod Building
Lotus Complex HH1
Mandarin Garden – Vị trí không thể đẹp hơn
MBLand Tower
Me Kong Plaza
Me Linh Plaza
Melinh Plaza Hà Đông
MIC Tower Plaza Hanoi
Minh Khai City Plaza
Mipec Riverside
MIPEC Towers
Mulberry Lane
My Dinh Plaza
Nam Đàn Plaza
Nam Đô Complex
New Skyline
Ngọc Sơn Village
North Asia Tower
Opera Business Centre
Opulent Paradise
Pacific Place
Paragon Tower
Park City Hanoi
Park View Residence
ParkCity Hà Nội – Thành phố trong công viên
PCC1 Complex
Pearl Phương Nam Towers
PentStudio
Phú Gia Residence
Phuc Ha City Garden
Phúc Thịnh Tower
Platinum Complex
Platinum Residences
PVN Tower
Rainbow Tower
Resco Tower
Richland Southern
Rose Garden
Royal City
Ruby City
Sails Tower
Sapphire Palace
Savico Mega Mall – Điểm đến cho mọi người
Savico Plaza Long Biên
Scitech Tower – 304 Hồ Tùng Mậu
Seasons Avenue
Sedona Suites Hanoi
Sky City Towers
Sky Garden Towers
Sky Park Residences
Skyline Tower
SkyView Phương Thành
SkyView Trần Thái Tông
Somerset Hoa Binh
Somerset West Lake
Sông Hồng Park View
South Tower
Splendora – Bắc An Khánh
Splendora – Giai Đoạn 2
Star Tower
StarCity Center
StarCity Lê Văn Lương
StarCity Westlake Hanoi
StarClass Hà Nội
STD Tower
Sun Grand City Ancora Residence
Sun Square
SunCity Plaza
Sunny Garden City
Sunshine Boulevard
Syrena Building
Tản Viên Villas & Resort
Tay Ho Residence – Tôn vinh giá trị cuộc sống
TD Urban Township
TD-Handico Plaza C3
Thai Ha Towers
Thăng Long Garden – Nơi hiện thực những ước mơ
Thăng Long Mansion
Thăng Long Number One
Thăng Long Pearl
Thành An Tower
Thanh Trì Plaza
Tháp Tài chính Quốc tế
The Garden Hill
The Golden An Khánh
The Grand Arena Hill
The Lancaster Hà Nội
The Light Tower
The Manor Hanoi
The Phoenix Garden
The Pride An Hưng
The Queen Villas
The Sun Garden – Cuộc sống chan hòa niềm vui
The Vesta
Thượng Đình Plaza
TIG Tower
Times City
Tổ hợp 671 – Hoàng Hoa Thám
Tổ hợp dự án chung cư Gemek Tower
Tổ hợp trung tâm thương mại 69 Vũ Trọng Phụng
Tòa nhà đa năng Trần Phú
Transmeco Office Building
Tricon Towers
Trung tâm thương mại Chợ Mơ
Trung tâm thương mại Khương Đình
Trung tâm thương mại Savico MegaMall
Trung tâm thương mại Thành Công
Trương Định Plaza
TSQ Millenium Plaza
TTTM và Phố chợ Đô Nghĩa
Twin Towers – Song ngọc Sông Tô
Unimax Twin Tower
Usilk-City
Van Phu Victoria
VCCI Tower
Vicem Comatce Tower
Vicem Tower
Việt Hưng Central Park Complex
Viet Tower
VietinBank Business Centre
Viettel Landmark Tower
Viglacera Tower
Vinaconex 1 Complex
Vinaconex No.2 Office Building
Vinaconex Tower
Vinata Tower
Vincom Center Bà Triệu
Vincom Center Hà Nội
Vincom Center Long Biên
Vincom City Towers
Vincom Residences
Vincom Village – Nơi vui sống và thể hiện đẳng cấp
Vĩnh Hưng Dominium
Vinhomes D’Capitale
Vinhomes Gallery Giảng Võ
Vinhomes Green Bay Mễ Trì
Vinhomes Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Vinhomes Paradise
Vinhomes Riverside
Vinhomes Skylake
Vinhomes Smart City
Vinhomes Times City – Park Hill
Vinhomes Trần Duy Hưng
VIT Tower
Watermark Tây Hồ
West Lake Dominium
Westa Buildings
Western Bank Tower
Xanh Villas – Kết tinh của không gian sống hoàn hảo
Xuân La Tower
Xuân Mai Tower
Xuân Thủy Tower
Yen So Park
Yên Sở Residences
4/5 - (8 bình chọn)

NHẬN BẢNG GIÁ


    *Lưu ý: Thông tin sẽ được bảo mật