Tính chất nguy hiểm của cháy:
Qua xem xét thực tế hồ sơ thiết kế và công năng sử dụng của từng khu vực bố trí trên toàn bộ công trình, diện tích xây dựng của công trình ta thấy mặc dù đây là công trình xây dựng kiểu hiện đại, song do đặc điểm yêu cầu sử dụng đặc biệt, trong khu vực có nhiều chất cháy và đặc biệt đây là công trình tập trung nhiều người.
Vì vậy trong quá trình sử dụng nếu mọi người không chấp hành triệt để các nội quy an toàn PCCC hoặc bất cẩn khi sử dụng các thiết bị điện hoặc lửa trần thì rất có thể sẽ phát sinh ra nguồn nhiệt và gây cháy.
Khi xảy ra cháy, đám cháy có thể phát triển nhanh, ngọn lửa dễ dàng lan rộng ra khu vực xung quanh và lan truyền đến các khu vực khác trong toàn bộ công trình.
Cho nên nếu không có biện pháp chữa cháy kịp thời đặc biệt đám cháy xảy ra ở các khu vực có nhiều chất cháy thì việc tổ chức dập tắt được sẽ rất khó khăn, phức tạp và hậu quả do đám cháy gây ra khó có thể lường hết, vì vậy trong công trình phải có các giải pháp cho hệ thống PCCC.
1. Khái niệm chung về hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường:
– Hệ thống chữa cháy là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống dẫn và các chất chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy.
– Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở trên tường bên trong các công trình. Thiết bị chủ yếu trong hệ thống chữa cháy vách tường gồm: máy bơm nước chữa cháy, đường ống cấp nước chữa cháy và các phương tiện khác như van, lăng phun nước, cuộn vòi dẫn nước…..
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đường ống ướt:
– Hệ thống đường ống ướt là hệ thống sprinkler tiêu chuẩn thường xuyên nạp đầy nước có áp lực ở cả phía trên và phía dưới van báo động đường ống ướt.
– Hệ thống đường ống ướt sẽ được lắp đặt ở các cơ sở mà ở đó không có nguy cơ nước đóng băng trên đường ống. Nếu không đảm bảo được điều kiện này cho mọi nơi trong các cơ sở thì ở những vị trí mà hiện tượng đóng băng có thể xảy ra thì có thể kết hợp đường ống ướt với phần cuối của hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt với điều kiện là số lượng sprinkler ở đó không vượt quá giới hạn quy định trong 5.3.1.5, nếu không việc lắp đặt toàn bộ hệ thống sẽ được tiến hành như đối với hệ thống đường ống luân phiên khô – ướt.
Sprinkler trong hệ thống đường ống ướt có thể được lắp đặt hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới. Đầu Sprinkler được chế tạo ra đã thử qua rò rỉ ở áp suất tương đương áp suất thuỷ tinh nhỏ nhất là 30 bar trong thời gian nhỏ nhất là 2 giây.
– Nhiệt độ nhả danh nghĩa của Sprinkler có bầu thuỷ tinh tuân theo quy định của chỉ thị màu, đối với khu vực ở môi trường nhiệt đới ta sử dụng Sprinkler có bầu thuỷ tinh màu đỏ, với nhiệt nhả danh nghĩa là 68 C cho khu vực sảnh, nhà xe, hành lang…, với nhiệt nhả danh nghĩa là 91 C cho khu vực bếp.
– Lưu lượng phun: 0,08 l/s đến 1,3 l/s.
– Các khu vực có trần được thiết kế đầu SPRINKLER trên trần (phun xuống) hoặc phun ngang có đường kính D15 bán kính hoạt động R= 2m.
– Tại hộp kỹ thuật đặt ống nhánh ra các Lầu có đặt thiết bị van bướm để thuận tiện cho việc sửa chữa khi có sự cố hoặc lắp đặt thêm khi cần thiết.
Hệ thống chữa cháy tự động Drencher (màng ngăn nước):
– Đầu phun chữa cháy tự động loại đầu hở Drencher, loại lắp quay xuống lắp tại tầng hầm GARA các đầu phun này tạo thành một bức tường nước ngăn chặn cháy lan giữa các khoang cháy.
Hệ thống bình chữa cháy.
– Là tập hợp các bình chứa các chất có khả năng dập tắt đám cháy, các bình chữa cháy được bố trí sẵn ở bên trong công trình. Khi có cháy xảy ra có thể sử dụng ngay để dập tắt đám cháy.
2. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động:
– Hệ thống báo cháy tự động là thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy trước khí đám cháy có thể cháy lớn xảy ra.
– Hệ thống báo cháy tự động gồm: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, nút ấn báo cháy khẩn cấp bằng tay, cáp tín hiệu và các thiết bị phát tín hiệu báo động: chuông báo.
– Trung tâm báo cháy: là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động và thực hiện các chức năng nhận tín hiệu báo cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy và có thể kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống.
– Đầu báo cháy tự động: là các thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (tăng nhiệt độ, tỏa khói) truyền tín hiệu tới trung tâm báo cháy. Đầu báo cháy tự động gồm: đầu báo nhiệt, đầu báo khói.
– Nút ấn báo cháy khẩn cấp bằng tay: là thiết bị thực hiện việc báo cháy bằng tay.
– Chuông báo cháy là thiết bị phát tín báo cháy bằng âm thanh đặc trưng giúp mọi người nhanh chóng nhận biết là có cháy để chạy thoát hoặc là dập tắt đám cháy nếu có thể.
Mục đích yêu cầu của hệ thống Hệ thống báo cháy tự động
– Phát hiện và thông báo kịp thời sự cố xảy ra theo chức năng.
– Các tín hiệu phát ra bằng chuông phải rõ ràng để mọi người xung quanh dễ nhận biết để có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.
– Có khả năng chống nhiễu tốt (không báo giả).
– Không gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của các thiết bị khác trong công trình.
3. Hệ thống chữa cháy tại chỗ bao gồm: hệ thống chữa cháy vách tường, chữa cháy tự động và bình chữa cháy
– Hệ thống phòng cháy chữa cháy bảo đảm hạn chế tối đa đám cháy không thể để cho đám cháy lan ra các khu khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây ra hậu quả nghiêm trọng.
– Biện pháp phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong nhà dễ dang sơ tán sang các khu vự an toàn một cách nhanh chóng nhất.
– Hệ thống chữa cháy lắp đặt cho công trình phải phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của Nhà nước đã ban hành trong công tác PCCC.
– Hoạt động có hiệu quả trong mọi trường hợp.
– Các trang thiết bị trong hệ thống phải có độ bền vững cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường Việt Nam.
– Dễ dàng bảo quản, thao tác, sử dụng và sửa chữa thay thế khi cần thiết.
4. Thiết bị cho hệ thống PCCC:
Giải pháp kỹ thuật Hệ thống báo cháy tự động:
– Các trung tâm báo cháy của mỗi lô được kết nối với nhau và đặt trong phòng trực điều khiển chống cháy tại tầng hầm 1 của chung cư.
– Đầu báo cháy nhiệt được bố trí tại khu vực nhà xe, phòng kỹ thuật điện để phát hiện sự gia tăng nhiệt độ đột ngột trong không gian nó bảo vệ.
– Đầu báo khói được bố trí tại các shop house, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, phòng ngủ, hành lang… để phát hiện khói khi có đám cháy xảy ra.
– Vị trí chuông – nút ấn được bố trí tại hành lang gần cầu thang bộ vị trí lắp đặt xem chi tiết bản vẽ.
Hệ thống chữa cháy:
– Máy bơm chữa cháy được đặt tại phòng bơm tầng hầm 1.
Các họng nước chữa cháy vách tường được bố trí tại các hành lang công trình, khu vực gần với các cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm (Xem chi tiết bản vẽ).
Thiết bị chữa cháy trong công trình
Hệ thống báo cháy tự động
– Đầu báo cháy sử dụng loại:
- Đầu báo nhiệt loại thường.
- Đầu báo khói loại thường.
- Đầu báo nhiệt địa chỉ.
- Đầu báo khói địa chỉ.
- Nút ấn báo cháy địa chỉ sử dụng loại chìm.
- Chuông báo cháy sử dụng loại chuông báo cháy gắn nổi.
Nguồn điện:
– Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ phía trên MCCB tổng, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho máy bơm khi có sự cố.
– Trường hợp điện lưới của điện lực bị mất, máy bơm vẫn được duy trì nguồn
điện từ máy phát điện của tòa nhà.
Hộp chữa cháy vách tường:
Hộp họng nước chữa cháy vách tường phần thân từ tầng 1 đến tầng kỹ thuật:
– Hộp được làm bằng tôn dày 0.8mm, kích thước 1400x 220 x 600mm, sơn đỏ, mặt ngoài là kính trắng dày 5mm có chữ tiếng Việt “Hộp đựng phương tiện chữa cháy” và tiếng Anh “Fire Hose Reel”. Hộp họng đựng phương tiện chữa cháy được đặt âm trong tường bề mặt hộp bằng mặt tường, cửa hộp lắp đặt khoá mở nhanh.
– Hộp họng nước chữa cháy vách tường phần đế từ xuống hầm.
– Hộp họng đựng phương tiện chữa cháy được chôn chìm trong tường bề mặt hộp bằng mặt tường, cửa hộp lắp đặt khoá mở nhanh.
– Hộp họng nước chữa cháy vách tường bên ngoài.
– Hộp được làm bằng tôn dày 0.8mm, kích thước 1400x 220 x 600mm, sơn đỏ, mặt ngoài là kính trắng dày 5mm có chữ tiếng Việt “Hộp đựng phương tiện chữa cháy” và tiếng Anh “Fire Hose Reel”. Trụ + Hộp đựng phương tiện chữa cháy được đặt tại những vị trí thuận lợi đảm bảo bán kính bao phủ của tủng tủ, cửa hộp lắp đặt khoá mở nhanh.
Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy:
Bình chữa cháy: Sử dụng loại bình khí CO2 loại 5kg và MFZL8 (bột ABC loại 8kg).
5. Quy cách vị trí lắp đặt
Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường + sprinkler :
– Trạm bơm nước chữa cháy lấy nước từ bể nước chữa cháy dự trữ của công trình.
– Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy chính là mạch hở, được đấu nối tới các họng nước chữa cháy ở các tầng. Mạng đường ống này được lắp bằng ống thép tráng kẽm DN150, DN50.
– Họng nước chữa cháy vách tường: Được lắp đặt trong hộp đựng phương tiện chữa cháy. Van chữa cháy cách mặt sàn 1250mm. 02 Cuộn vòi chữa cháy DN50 hoặc DN65 có 02 đầu nối được cuộn tròn đặt trên rulo đặt vòi. Lăng chữa cháy DN16 được gắn vào hộp bằng hệ thống giá lăng.
Hệ thống bình chữa cháy:
– Các bình chữa cháy được đặt ngay ngắn trên tường, mỗi vị trí được lắp đặt các bình chữa cháy bột tổng hợp MFZ8, khí CO2 MT5. Bố trí tại khu vực dễ quan sát.
Tay cầm của bình cách mặt sàn 700 mm. Để đảm bảo về mặt mỹ quan của công trình và yêu cầu phòng cháy chữa cháy chúng tôi đã thiết kế lắp đặt các bình chữa cháy như sau: Các bình chữa cháy được đặt gần những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, trong đó có bình bột MFZ8, bình CO2 MT5.
Bình bột chữa cháy MFZ8 là loại bình chữa cháy có chứa bột khô, để khi có cháy xảy ra thì phun bột phủ lên đám cháy, chất chữa cháy là loại bột rất mịn, tơi, xốp.
– Bình khí CO2 MT5 là loại bình có chứa chất khí Điôxít các bon khi cháy xảy ra, phun vào lượng CO2 phủ kín làm hết Oxy, sự cháy tắt.
– Các hướng dẫn sử dụng được ghi rõ trên vỏ bình.
6. Biện pháp thử nghiệm:
Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước:
– Áp lực tĩnh trong đường ống được thử với áp lực 16 kg/cm2, thời gian thử 24 giờ. Sau thời gian thử này áp lực trong đường ống giảm 0.5% là đạt yêu cầu.
Tại đây không tiến hành thử áp lực động do có thay đổi liên tục về áp lực khi tiến hành phun thử nghiệm. Do đó chỉ tiến hành thử áp lực tĩnh.
– Tiến hành thử nghiệm hệ thống chữa cháy vách tường bằng phương pháp trực tiếp lắp cuộn vòi mềm dẫn nước chữa cháy vào các đầu nối ở đầu van, lắp đặt lăng vào đầu cuối của vòi mềm đồng thời mở van để kiểm tra tầm phun xa của tia nước ở đầu lăng
– Thử nghiệm máy bơm chữa cháy bằng phương pháp đóng tất cả các van chặn ở cửa xả của máy bơm sau đó khởi động máy bơm bằng các nút ấn điều khiển bằng tay để kiểm tra áp lực của máy bơm.
– Dùng các đồng hồ đo lưu lượng và các van đóng mở để kiểm tra lưu lượng của máy bơm.
– Đối với các van đóng toàn bộ các van sau đó bơm nước tăng áp suất trong đường ống để kiểm tra độ kín của van
– Tương tự như các van cửa, để kiểm tra độ kín của các van điện cũng dùng phương pháp như trên, ngoài ra van phải được kiểm tra đóng mở bằng điện và bằng tay.
Đối với hệ thống bình chữa cháy:
– Bằng phương pháp trực tiếp quan sát và cân trọng lượng của bình để kiểm tra chủng loại và chất lượng của bình.
Hệ thống báo cháy tự động:
– Sau khi các vật tư thiết bị đã lắp đặt vào công trình đơn vị sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dùng (tạo khói đối với đầu báo khói, tạo nhiệt đối với đầu bào nhiệt) để kiểm tra hoạt động thực tế của các đầu báo, chuông, nút ấn báo cháy khẩn cấp bằng tay, trung tâm báo cháy theo chức năng.
– Khi kiểm tra thử nghiệm có thể tiến hành kiểm tra cụ thể từng đầu báo hoặc xác suất một đầu báo bất kỳ trên cùng một kênh báo cháy.
Hệ thống nối đất, chống sét
– Hệ thống chống sét cho các lô chung cư được Sử dụng 1 kim thu sét tia tiên đạo, bán kính phục vụ tối thiểu 79m
– bảo vệ cấp I.
– Cáp dẫn sét lọai cáp đồng trần 70mm².
– Hệ thống tiếp địa chống sét có điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét không quá 10 Ohm, đo trong mùa khô nhất trong năm.
– Hệ thống nối đất an toàn điện 4 Ohm đo trong mùa khô nhất trong năm.
– Hệ thống nối đất mạng thông tin không quá 1 Ohm đo trong mùa khô nhất trong năm.
– Kẹp nối cáp với cọc tiếp địa sử dụng hàn hóa nhiệt CADWELD để bảo đảm tiếp xúc tại các mối hàn bền vững theo thời gian.
– Chống sét lan truyền cho tất cả đường vỏ tủ điện, điện thoại, Internet (cáp đồng), MATV.
7. Hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm và thông gió hầm
Yệu cầu thiết kế:
– Để tránh khói cháy xâm nhập vào cầu thang nhằm mục đích tạo lối thoát hiểm cho con người và lối vào cho người lính cứu hỏa khi có sự cố, việc trang bị hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm là rất cần thiết.
Thông số thiết kế:
a. Số cửa thang bộ cho phép mở đồng thời khi có sự cố hỏa hoạn:
- 1 cửa từ tầng cháy vào cầu thang.
- 1 cửa từ tầng tiếp giáp phía trên tầng cháy
- 1 cửa thoát ra ngoài ở tầng 1.
b. Số cửa thang máy cho phép mở đồng thời khi có sự cố hỏa hoạn:
1 cửa từ thang vào tầng phục vụ cứu nạn.
c. Áp suất không khí lớn nhất trong cầu thang: 20-50Pa. Áp suất không khí tối thiểu trong cầu thang khi cả 2 cửa mở đồng thời: 15Pa.
d. Vận tốc gió qua cửa cầu thang mở trên tầng cháy : 2m/s.
e. Trục thang máy chữa cháy tại tầng hầm được mở lỗ để tăng áp cho sảnh
chờ thang máy hầm 1.
Mô tả hệ thống:
– Công trình được trang bị hệ thống tạo áp cầu thang: Cầu thang bộ thoát hiểm và thang máy thoát hiểm bao gồm các thành phần sau:
Quạt tạo áp
– Dựa trên kết quả tính toán bên trên lưu lượng gió của các quạt tăng áp
– Các quạt được đặt trên bệ sàn tầng mái.
Đường ống gió và các phụ kiện :
Cửa lấy gió mới:
– Mỗi quạt được lắp kèm bộ hướng dòng không khí lấy gió trực tiếp từ ngoài trời và được lắp lưới chắn côn trùng.
Miệng gió mới:
– Mỗi tầng được trang bị 01 miệng gió mới
– Miệng gió mới là loại 2 lớp cánh.
– Hộp miệng gió được sơn đen bên trong.
Ống gió mới:
– Mỗi hệ thống có ống gió làm bằng tole nối từ 2 quạt tạo áp vào gain thông gió.
– Van điều chỉnh gió – VCD: Tất cả miệng gió đều được trang bị van điều chỉnh gió có thể chỉnh tinh đến #100l/s.
Bộ phận giảm chấn:
– Tất cả các quạt đều được lắp trên bệ với bộ lò xo giảm chấn.
– Đầu hút quạt được lắp kèm bộ hướng dòng gió, đầu đẩy nối vào ống gió qua các khớp nối mềm bằng vải bố.
Bô điều khiển áp suất:
Mỗi hệ thống trang bị 1 bộ điều khiển áp suất không khí cầu thang thoát hiểm, bao gồm các bộ phận Van xả gió:
– Mỗi hệ thống trang bị 1 van xả gió (Damper) có kích thước 1600×800.
– Van xả gió được gắn trên đường ống gió chính.
Tủ điện điều khiển:
– Toàn hệ thống được trang bị 1 tủ điện điều khiển.
– Tủ điều khiển lấy điện từ nguồn điện riêng dành cho hệ thống PCCC.
– Tủ điện được lắp gắn tường – trong phòng thang máy, tầng mái.
Nguyên lý hoạt động:
– Khi có tín hiệu báo cháy từ hệ thống phòng cháy chữa cháy, các quạt cấp gió ở các khu vực tương ứng (1, 2, 3) sẽ tự động hoạt động và cung cấp 1 lưu lượng gió lớn.
– Gió từ quạt sẽ đi vào hệ thống từ bộ hướng dòng không khí.
– Gió mới từ trục ống chính theo đường nhánh đi vào cầu thang qua miệng gió mới (SAG) được lắp ở mỗi tầng.
– Gió mới sau khi vào cầu thang sẽ tạo áp, làm áp suất trong cầu thang tăng lên.
– Áp suất không khí trong cầu thang sẽ ngăn không cho khói trên tầng cháy xâm nhập vào cầu thang.
– Khi con người từ tầng cháy mở cửa thoát hiểm vào cầu thang và chạy xuống tầng kỹ thuật, mở cửa thoát ra ngoài, áp lực không khí trong cầu thang sẽ bị giảm (mọi lúc vào thời điểm cửa mở). Do áp suất trong cầu thang dương, không khí mới sẽ tràn vào tầng cháy.
– Không khí mới sau khi vào tầng cháy sẽ tạo áp lực, đẩy khói cháy ra ngoài trời qua các ô gió, cửa sổ trong khu vực cháy.
– Khi tất cả các cửa cầu thang đều đóng, áp lực không khí sẽ tăng cao hơn 50Pa. Để tránh trường hợp không mở được cửa thoát hiểm, hệ thống trang bị van tràn áp tự động.
– Khi áp suất trong cầu thang vượt quá 50Pa, van tràn áp tự động xả gió, duy trì áp suất không khí trong cầu thang.
– Khi áp suất trong cầu thang xuống thấp hơn 15 Pa, van xả gió sẽ đóng lại..
– Quá trình cứ thế diễn ra liên tục.
Thông gió tầng hầm:
– Thông gió tầng để xe theo tiêu chuẩn thông gió là từ 6~9 lần đổi gió một giờ, thông gió tầng để xe là cần thiết để hút hết khói thải, hói độc thải ra từ động cơ xe.
Hệ thống thông gió tầng để xe bao gồm quạt hút thông gió có lưu lượng và cột áp phù hợp để đưa lượng gió thải tính toán thải ra ngoài tạo ra môi trường tầng để xe như mong muốn.
Ngoài yêu cầu là hút thải ra ngoài một lượng gió thải cần thiết thì hệ thống phải hút đồng đều, nghĩa là không để tích tụ một không gian chết (không gian không khí ở đó không di chuyển) điều này được thể hiện qua sự phân bố đồng đều các miệng gió thải và hệ thống ống gió.
Gió tươi được đưa vào hầm thông qua hệ thống quạt thông gió, kênh gió kết hợp với các quạt jetfan điều hướng, nhằm tạo môi trường trong tầng hầm thông thoáng và con người có thể hoạt động được dưới tầng hầm mà không bị ngộp.
– Ngoài chế độ thông gió bình thường thì hệ thống thông gió này sẽ hút khói khi có sự cố hảo hoạn xảy ra với quạt hút gió là quạt 2 tốc độ. Khi có sự cố hỏa hoạn thì các quạt thông gió sẽ hoạt động ở tốc độ 2 với lưu lượng gấp (9~12 lần trao đổi gió 1 giờ) để hút khói trong tầng hầm thải ra ngoài.
Đồng thời các quạt tăng áp hoạt động đảm bảo tăng áp cho các cầu thang bộ kín khói dẫn từ tầng hầm ra ngoài.
8. Hệ thống hút khói hành lang
– Hệ thống hút khói hành lang trong các tòa nhà bao gồm: quạt gió để hút khói, đường ống dẫn gió thường làm bằng tôn, các cửa hút, của thải gió, các van chặn lửa, van gió một chiều, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống hút khói hành lang
– Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Là khi có hỏa hoạn xảy ra, thời điểm bắt đầu đám cháy sẽ phát sinh khói và nhiệt. Hệ thống cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói của hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ chuyển tín hiệu đến quạt gió, lập tức quạt gió sẽ hoạt động.
Hệ thống ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói thông qua các cửa hút về quạt và thải ra ngoài môi trường thông qua cac cửa xả.
Đồng thời hệ thống chuông, đèn báo cháy hoạt động để cảnh báo người đang hoạt động trong các tòa nhà di tản ra hành lang để chạy ra các lối thoát hiểm.
Không giống như hệ thống tăng áp cầu thang là luôn duy trì áp suất dương trong buồng thang, hệ thống tăng áp cầu thang chỉ hoạt động và có tác dụng khi bắt đầu có hỏa hoạn.
Vì nó làm cho hành lang – sảnh thang giảm khói, làm cho người thoát hiểm nhìn thấy các lối thoát hiểm.
Áp suất tại các vị trí đó là áp suất âm. Đám cháy khi đã trở lên lớn, phát sinh nhiệt độ cao sẽ tác động đến van chặn lửa làm cho cầu chì trong van nóng chảy và van chặn lửa đóng sập lại ngăn cho việc đám cháy lan truyền sang lên các tầng hoặc các khu vực khác của côn trình.
9. Máy phát điện dự phòng
– Trong trường hợp có sự cố cháy xảy ra, tín hiệu báo cháy sẽ đưa về tủ MSB (phòng điện tổng) cắt nguồn lưới điện máy phát khởi động máy phát (qua bộ ATS) cấp nguồn các phụ tải khẩn cấp như hệ thống bơm chữa cháy, hệ thống quạt tạo áp, quạt hút khói, chiếu sáng khẩn,…
10. Hệ thống âm thanh thông báo
– Tòa nhà được cung cấp hệ thống nhắn tin công cộng/ nhạc nền dùng để phát các thông báo, thông tin và nhạc. Hệ thống này được áp dụng cho toàn bộ tòa nhà bao gồm cả khu vực căn hộ thương mại, khu đậu xe, khu vực công cộng, v.v..
DOWNLOAD TRỌN BỘ QUY TRÌNH PCCC